Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít có tuổi đời hàng trăm năm, được biết đến là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng và lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống lò gạch, gốm Mang Thít từ bao đời nay được người dân trong vùng gọi là "vương quốc" gạch ngói/lò gạch.
Làng nghề nằm dọc ven sông Cổ Chiên, kênh Thầy Cai (tỉnh Vĩnh Long).Ngay từ đầu làng đã có thể thấy những ống khói nghi ngút nhả ra những làn khói trắng, khói đen mù mịt.Thời hoàng kim - những năm 1980, cả “vương quốc” có trên dưới 1.000 cơ sở sản xuất với khoảng 3.000 miệng lò.Một lò gạch thường cao tầm 12 mét và mất khoảng 5 ngày để tải và dỡ gạch, 15 ngày để nungNgười dân thường dùng trấu để đốt lò.Đặc biệt, người dân phải “canh” lửa thường xuyên để đảm bảo gạch được nung chín đúng ngày.Cuộc sống của bà con làng nghề gắn liền với từng viên gạch nung đỏ.Theo các nghệ nhân ở làng nghề, từ đầu thế kỷ 20, sản phẩm gạch ngói Mang Thít đã vượt trội về mặt chất lượng nhờ vào nguồn đất sét tự nhiên cùng kỹ thuật nung nấu đặc trưng.Hầu hết sản phẩm tại đây đều được vận chuyển bằng ghe ngược xuôi đi khắp xứ, đồng thời còn xuất khẩu sang một số nước như Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan.
Sau nhiều ngày trở lại trạng thái "bình thường mới" du khách nội địa đã bước đầu đến Hội An, đó cũng là tín hiệu đáng mừng cho việc khởi động lại ngành du lịch tỉnh Quảng Nam.
Nếu du khách có dịp ghé thăm núi lửa Chư Đăng Ya ở huyện Chư Păh, Gia Lai thì đừng quên ghé thăm một nhà thờ đặc biệt ở cách đó không xa. Đó là nhà thờ H’Bâu, một điểm thờ cúng tâm linh của đồng bào J’rai từ bao đời nay.
Từng thửa dong giềng trải quanh núi Chư Đang Ya đang vào kỳ rộ hoa. Sắc đỏ của loài cây giản dị điểm tô thêm nét mê hoặc cho ngọn núi lửa trứ danh tại Gia Lai.